close

Đái tháo đường thai kỳ là gì? nguyên nhân cũng như các triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ và dinh dưỡng cũng như cách điều trị ra sao.. Bài viết sau đây pasteur11 sẽ trình bày cho các bạn hiểu thêm đầy đủ về vấn đề này 1 cách chi tiết nhất nhé..

Đái tháo đường thai kỳ là 1 trong những bệnh mà hầu như trên thế giới ở mỗi quốc gia cũng có những chị em phụ nữ mang bầu đều mắc bệnh.. Vậy bạn đã biết gì về đái tháo đường thai kỳ là gì hay chưa? 

Ở bài viết này BS Đồng Thị Hồng Trang – Trưởng đơn vị sản phụ khoa của phòng khám Pasteur sẽ phân tích đầy đủ các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chăm sóc cũng như dinh dưỡng cho người bị bệnh đái tháo đường thai kỳ ra làm sao…

Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường thai kỳ
1/ Đái tháo đường thai kỳ là gì
Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một dạng của đái đường xảy ra trong quá trình mang thai. Cơ thể của bạn không sản xuất đủ Insulin để xử lý kịp thời thay đổi các hormone khi em bé lớn dần lên Insulin giúp cơ thể bạn cân bằng nồng độ đường (glucose) trong máu. Thiếu Insulin thì nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên.

Tin tốt cho các chị em đang bị đái tháo đường thai kỳ đó là:

Em bé của bạn sẽ không bị đái tháo thường sau khi chào đời
ĐTĐ thai kỳ có thể điều trị được và bạn có thể sinh ra bé hoàn toàn khỏe mạnh
dai-thao-duong-thai-ky-la-gi

2/ Đái tháo đường thai kỳ có ý nghĩa như thế nào với thai nhi
Nếu không chẩn đoán hay được điều trị Đái tháo đường thai kỳ sẽ dẫn đến nồng độ glucose máu bạn tăng cao. Điều này làm tăng nguy cơ thai của bạn. Đứa trẻ của bạn sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ như:

Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh
Tiểu đường về sau và thiểu năng tâm – thần kinh
Thai to dễ bị sang chấn thương như gãy xương đòn, trật khớp vai 
Dễ suy hô hấp do insulin tăng cao làm kháng corticoids, dẫn đến giảm chế tiết surfactans, giảm sự trưởng thành của phổi; dễ bị rối loạn chuyển hóa sau sinh như hạ đường huyết, hạ canxi huyết, tỉ lệ tử vong chu sản tăng 2-5 lần
 

3/ Đái tháo đường có ý nghĩa như thế nào đối với bạn
Được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần được chăm sóc y thế thường xuyên để kiểm soát đường huyết vào mức tiêu chuẩn. Như vậy sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng trong chuyển dạ và sau sinh.

Sau khi sinh, đường máu của bạn thường sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên bạn sẽ có nguy cơ ĐTĐ thai kỳ cao hơn cho lần mang thai tiếp theo và nguy cơ phát triển ĐTĐ type 2 sau này.

dai-thao-duong-thai-ky-doi-voi-ban

4/ Nguyên nhân, yếu tố gây đái tháo đường thai kỳ

  • Tuổi mẹ >=35
  • Mẹ thuộc nhóm dân tộc nguy cơ cao (Aboriginal, Hispanic, Châu Á và Châu Phi)
  • Mẹ bị béo phì  (BMI>=25kg/m2)
  • Mẹ từng sinh con co >= 4kg
  • Mẹ điều trị thuốc corticosteroid
  • Mẹ được chẩn đoán tiền ĐTĐ trước đó
  • Mẹ bị ĐTĐ thai kỳ những lần mang thai trước
  • Có cha mẹ, anh chị em ruột mắc ĐTĐ type 2
  • Mẹ bị hội chứng buồng trứng đa nang hoặc bệnh gai đen ( dày sừng và tăng sắc tố da nếp gấp)

Tất cả thai phụ cần được đi khám và sàng lọc ĐTĐ thai kỳ từ 24-28 tuần tuổi thai.

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc ĐTĐ thai kỳ chiếm 3-20% các thai phụ , trung bình là 12%

Xem thêm 1 số bài viết liên quan khác

5/ Dinh dưỡng và cách điều trị đái tháo đường thai kỳ
+ Chọn chế độ ăn lành mạnh
Ăn đủ 4 nhóm thức ăn và tăng lượng thức ăn bằng cách chia nhỏ bữa ăn đồng thời ăn dặm thêm bữa lỡ. Việc này giúp kiểm soát được đường huyết và cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bạn và sự phát triển của thai.

+ Tăng cân thai kỳ hợp lý

Mức độ tăng cân thai kỳ thay đổi tùy thuộc cân nặng của bạn trước khi mang thai
Không khuyến cáo giảm cân
Cần thao đổi với bác sĩ của bạn về mức độ tăng cân hợp lý trong thai kỳ của bạn
tang-can-dai-thao-duong-thai-ky

+ Hoạt động thể lực tích cực

Hoạt động thể thực thường xuyên giúp bạn kiểm soát được đường máu. Ngoài ra còn giúp bạn:
Tăng nguồn năng lượng

  • Ngủ ngon giấc
  • Giảm căng thẳng
  • Giảm những khó chịu do thai
  • Chuẩn bị cho sự sinh nở
  • Giúp phục hồi vóc dáng nhanh hơn sau sinh

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về các loại hoạt động thể lực phù hợp và tần suất luyện tập

Có thể bạn cần quan tâm : Hội chứng ruột kích thích ibs là như thế nào? nguyên nhân cũng như nguyên nhân và triệu chứng của đau ruột thừa bạn cần biết

+ Kiểm tra đường máu tại nhà

Việc kiểm tra đường máu tại nhà sẽ giúp bác sĩ của bạn theo dõi tốt hiệu quả điều trị

+ Tiêm INSULIN nếu cần

Khi chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực không đủ điều chỉnh nồng độ đường máu thì bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn tiêm Insulin đề điều trị trong suốt thai kỳ. Insulin sẽ làm hạ đường máu và giúp đảm bảo sức khỏe tốt cho thai của bạn.

Trong quá trình điều trị bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ bạn suốt thời gian mang thai bởi đội ngũ của chúng tôi gồm bác sĩ và điều dưỡng. Tuy nhiên người chăm sóc sức khỏe bạn tốt nhất chính là bản thân của bạn. Bạn cần nhận thức được đúng và đầy đủ tầm quan trọng của

Lưu ý:

Sau khi sinh, việc tầm soát nguy cơ ĐTĐ type 2 cho bạn rất quan trọng: Bạn cần phải đi khám bác sĩ

Sau khi sinh 6 tuần đến 6 tháng
Trước khi mang thai tiếp theo
Mỗi 3 năm hoặc gần hơn tùy thuộc yếu tố nguy cơ

Nếu cần tư vấn, trao đổi hay liên hệ về đái tháo đường thai kỳ các bạn có thể liên hệ trực tiếp địa chỉ phòng khám sản của đa khoa pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu tư vấn cũng như đưa ra những lời khuyên tốt và bổ ích nhất nhé..

arrow
arrow
    全站熱搜

    pasteur 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()